Chinh phục ngũ sắc độc thanh sơn

Thiên nhiên kỳ vĩ

Là một quần thể nằm trong vườn quốc gia Uluru – Kata Tjuta, dãy núi Uluru khiến người xem lặng người trước vẻ đẹp và hùng vĩ của nó mỗi khi ngắm nhìn. Người ta chỉ có thể thốt lên thích thú và thầm “ganh tỵ” với người dân nước Úc vì kỳ quan tuyệt mỹ này! Cùng đi với chúng tôi ngày hôm đó còn có thầy chủ nhiệm lớp – giáo sư Stephane,  thầy cũng kiêm luôn “hướng dẫn viên”, cho biết: “Uluru được nhà đo đạc người châu Âu Kelispi Gauss đến đây thăm dò và tình cờ phát hiện vào năm 1973. Trong lần đầu tiên phát hiện ra hòn đá khổng lồ này ông đã vô cùng phấn chấn, tìm cách leo lên đỉnh, ông đã ghi lại trong nhật ký của mình câu nói nổi tiếng, “Tôi phóng tầm mắt ra xa, chỉ trông thấy một vùng thảo nguyên hoang sơ, rậm rạp, trông càng bao la bát ngát!”.

Để ghi nhớ sự kiện này, Gauss đã lấy tên thủ tướng người Nam Úc lúc bấy giờ là Hengli Ayers để đặt tên cho núi đá. Về sau, tiếng đồn về hòn đá khổng lồ truyền đi khắp nơi, du khách từ khắp nơi nườm nượp kéo đến. Đến nay, Uluru được quy hoạch thành công viên quốc gia và trở thành điểm du lịch nổi tiếng.
Uluru thực ra là một khối đá ráp thạch anh vì vậy kết cấu của đá rất cứng chắc chặt chẽ. Qua hàng triệu triệu năm trải mình cùng mưa gió và chịu sự bào mòn, hiện nay,  mặt đá trở nên bằng phẳng và sừng sững với bốn mặt vách dốc đứng. Riêng trên đỉnh bằng phẳng như một hòn đảo mới nứt ra, lại vừa giống một con thú khổng lồ đang nằm nghỉ trên một mặt đất khiến hòn núi lộ ra vẻ hùng vĩ, tráng lệ và bất phàm. Uluru được các nhà địa lý gọi là núi Thực Dư. Uluru được những thổ dân địa phương rất mực tôn kính và xem như là “núi Thần”, tương truyền có một con rắn thần đủ màu sắc ở trong hang động nên người dân gần đó cứ định kỳ đến đây cúng tế. Uluru nằm ở phía nam dãy núi Macdonnell, cách thành phố Ailissibulins 350 km về phía đông. “Ngũ sắc độc thạch sơn” cao 348m, dài 3km, và chu vi chân núi khoảng 8,5km.

Ngoài ra, Uluru còn có tên “ngũ sắc độc thạch sơn” vì đá có sự thay đổi màu theo thời tiết rất đẹp. Giáo sư Stephane cho biết, sự đổi màu của đá liên quan đến đặc tính của nham thạch vì bề ngoài của đá ráp màu đỏ hình thành từ chất oxy sắt nên dưới sự chiếu rọi của ánh sáng mặt trời, dưới nhiều góc độ khác nhau đá sẽ đổi màu liên tục. Đây là điểm đặc biệt và hấp dẫn rất riêng của Uluru.
     
Chinh phục!

Chúng tôi đến Uluru khi trời vừa sẩm tối, nhìn xa xa khi tia nắng mặt trời sắp đi ngủ, hòn đá lộ màu đỏ thẫm, và chuyển chậm dần sáng màu tím. Lạ lùng hơn khi màn đêm vừa buông xuống, nó lại thay chiếc áo ngoài màu vàng nâu để hoà lẫn với cảnh vật xung quanh trông thật thích mắt.

Sau bữa tối, chúng tôi quyết định sẽ nghỉ trên đỉnh Uluru để được tận mắt ngắm cảnh mặt trời mọc trên sa mạc. Cuộc hành trình đầy vất vả bắt đầu vì cả nhóm được khuyến cáo phải đem túi ngủ và đồ thật ấm vì trên đỉnh ban ngày nóng bỏng nhưng đêm về thì buốt giá vô song. Chúng tôi lỉnh kỉnh mỗi người một ba-lô nặng trĩu vì phải khiêng cả nước để sử dụng và đi bộ về phía Tây, nơi có một dây xích sắt để khách tham quan leo lên đỉnh núi. Cuộc chinh phục “Ngũ sắc độc thạch sơn” thật thú vị và vô cùng mệt nhọc. Chỉ sau 15 phút leo, tay chân chúng tôi đã bắt đầu cứng đơ ê buốt. Chiếc nón bảo hiểm gắn đèn pin trở nên nặng cứng trên đầu. Cả nhóm vừa đi vừa thở và cố gắng động viên vui với nhau rằng “mình sẽ là người nổi tiếng khi vượt hơn 1000km để chinh phục Uluru”! Gió bắt đấu thổi mạnh và ù ù sượt qua mặt buốt rát. Chúng tôi kiên nhẫn dìu nhau từ từ bò lên đỉnh trong khi cở thể nóng rực đổ mồ hôi ướt áo trong cái lạnh 2 độ đang ngập tràn.

Sau gần 2 tiếng vừa leo vừa bò, chúng tôi đã đưa được gần 100 thành viên an toàn lên đỉnh. Bây giờ ai cũng thấm mệt và chui vội vào chăn để hẹn nhau sáng ngắm cảnh mặt trời mọc. Giấc ngủ của tôi chẳng suôn sẻ vì phải chịu đựng một đêm giá lạnh hơn trí tưởng tượng của mình. Cuối cùng, tôi thiếp ngủ trong nỗi co ro và run lập cập.

Tiếng hét lớn của giáo sư Stephane làm tôi choàng mắt và nhìn thấy một đường rực đỏ phía chân trời, dần dần một vòng sáng lồ lộ hiện ra và cuối cùng vọt ra một quả cầu lửa khổng lồ. Mọi người nín lặng thưởng lãm quang cảnh cả vùng thảo nguyên rộng lớn trở nên sáng rực và đẹp lạ thường. Trong khoảng khắc này, tầm mắt trải dài trên khắp bình nguyên hoang vắng, chúng tôi như sống lại qua các thời khắc thần thánh thiêng liêng của thuở khai thiên lập địa.

Sau hơn hai giờ ngắm cảnh, chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình bò dần xuống núi, thât sự khi lên vẫn dễ hơn xuống vì trải qua đêm sương giá khiến đá trơn trợt. Cả nhóm bị trầy sước rất nhiều do bị té liên tục. Lại gần hai giờ đồng hồ để hoàn tất hành trình khám phá. Lên xe về lại Sidney, cả đoàn ai ai cũng thở dốc vì quá mệt nhưng tôi biết, cuộc chinh phục non thần Uluru sẽ chẳng bao giờ phai trong ký ức của mỗi người.

 

Mách bạn:

Phương tiện: Từ Sydney nên chọn máy bay hoặc xe hơi. Sidney cách Uluru 2.000km.
Tiền: đô la Úc. 1 AUD = 17.517VND (tùy theo thời giá) 
Thời tiết: nên đi vào dịp tháng 6 hoặc tháng 7 vì mùa hè khí hậu ở Úc rất nóng và nhiều côn trùng.
Khách sạn: Trong công viên Kuta có nhiều khách sạn và nhà nghỉ với giá cả dao linh hoạt  từ 50 – 200 đô la Úc. Nếu đi cắm trại với số lượng lớn, bạn có thể chọn phòng trọ lớn với giá mềm hơn rất nhiều.

Thụy Dương