Khoa Âm nhạc Điện ảnh – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành & Những tiết mục chất ngất của SV K20-K21-K22

Cuối tuần qua, Khoa Âm nhạc Điện ảnh – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã có buổi biểu diễn Chào đón năm mới và báo cáo học phần kỹ năng biểu diễn sân khấu của sinh viên K20-K21-K22.

 

Đạo diễn Nguyễn Lê Thanh Hải, ThS Nguyễn Mai Lan – Chủ tích Hội Đồng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Ths.NSƯT Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trưởng khoa Âm nhạc Điện ảnh, TS. Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Đạo diễn – Giảng viên Nguyễn Lương Hòa – Trưởng bộ môn Kỹ thuật biểu diễn (Từ trái sang phải)

Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển thì sinh viên ở mọi lĩnh vực trong các trường Đại học đều chú trọng đến chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn, thực nghiệm bám sát thực tế và cần có nhiều cơ hội thực hành nhằm mục đích nâng cao tay nghề chuyên môn, cũng như làm quen với môi trường làm việc từ sớm. Trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và trong loại hình nghệ thuật Âm nhạc – Điện ảnh cũng cần phải có thực hành thực tiễn để trải nghiệm tiếp cận một cách cụ thể để sinh viên có thêm kinh nghiệm trong chuyên môn nghề nghiệp. Vì vậy, ngoài bằng cấp thì đa số các doanh nghiệp, các công ty giải trí, nghệ thuật hay các công ty chuyên tổ chức sự kiện đều yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm từ nghệ sỹ.

 

Minh Hoàng – Thu Thương & Nhóm The Flares – Mở màn với tiết mục All I Want for Christmas is you

Chính từ những nhu cầu thực tế ấy, Khoa Âm nhạc – Điện ảnh Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên có thêm nhiều buổi biểu diễn cũng như tổ chức các chương trình nghệ thuật với mô hình tương tự thực tiễn nhằm tạo nhiều nội dung sự kiện phù hợp với từng hoc kỳ để sinh viên tiếp cận và trải nghiệm với nghề, từ đó có thêm kinh nghiệm sớm và dễ dàng thành công hơn trong tương lai.

 

Một cảnh trong nhạc kịch “Tấm Cám Ngoại Truyện”

Buổi biểu diễn bao gồm ca múa – thời trang - nhạc kịch gồm 3 vở: “Đêm Lạnh”, “Duyên Xuân”, “Tấm Cám Ngoại Truyện” đã được xây dựng và tạo thành một buổi sự kiện biểu diễn nghệ thuật cho các bạn sinh viên trong khoa cụ thể là sinh viên Âm nhạc khóa 20, ĐH Liên Thông K20 cùng tham gia thực hiện. Đây là bước đầu để sinh viên cùng thực hành thực học thực nghiệm cũng như trải nghiệm một không khí làm việc nghiêm túc, phối hợp giữa các công việc khác nhau, làm việc đội nhóm với nhiều tiết mục được tập trung cao độ, căng thẳng gần giống thực tế bên ngoài. Từ cách làm việc nhóm, cách tạo nên một sự kiện nghệ thuật thực tiễn như thế nào hay cách làm việc cụ thể chính xác từng công đoạn ra sao như bên ngoài sẽ giúp sinh viên có một nền tảng cơ bản làm việc khi tốt nghiệp ra trường.

 

Các sinh viên trong trang phục của NTK Đinh Bách Đạt

Bên cạnh đó cũng giúp cho các em có thêm những kỹ năng cần thiết với một số kinh nghiệm thực tế thực tiễn ở bên ngoài như sau:

- Kỹ năng mềm: cung cấp kiến thức chuyên môn chuyên ngành căn bản và quan trọng là kỹ năng biểu diễn sân khấu kết hợp với các loại hình nghệ thuật mà sinh viên được học tập (Vũ đạo, Thanh Nhạc, Diễn xuất và một số môn phụ trợ khác) từ đó giúp sinh viên tự tin hơn khi biểu diễn trên sân khấu thực tế bên ngoài.

- Kỹ năng nghề nghiệp: đây cũng là bước quan trọng giúp sinh viên định hướng được khả năng của mình khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sẽ được định hướng rõ cho mình nên chọn đi theo hướng nào như: 

+ Trở thành những ca sĩ, diễn viên tương lai tham gia vào thị trường Showbiz Việt Nam.

+ Trở thành các giáo viên tương lai giảng dạy tại các trung tâm, các trường học hay tham gia dàn dựng cho các chương trình thi văn nghệ khác nhau.

+ Hay tham gia vào các dự án, các công ty giải trí sự kiện trở thành các chuyên viên biểu diễn hay hướng dẫn nghệ thuật ở các bộ phận tổ chức sự kiện giải trí nghệ thuật…. và còn nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác có liên quan đến và phù hợp với khả năng của các bạn sinh viên.


Giảng viên – Đạo diễn Nguyễn Lương Hòa – Trưởng bộ môn Kỹ thuật biểu diễn & Giảng viên – Đạo diễn Nguyễn Lê Thanh Hải chia sẻ về việc giảng dạy

Với cách học thực tế này, sinh viên sẽ có nhiều điều kiện phát huy cao tính sáng tạo, phát huy thêm nhiều khả năng và tài năng khác của mình ngoài chuyên môn. Từ đó, sẽ định hướng rõ ràng về mục đích chuyên môn học, chủ động hơn trong học tập và việc tự tìm tòi kiến thức cho mình, đây cũng là cách để sinh viên làm quen với những yêu cầu khác nhau của công việc sau này.