Linh hồn của thế giới hoạt hình mới

Niềm đam mê hoạt hình đã tạo nên John Lasseter

Lasseter được sinh ra ở Hollywood, California, mẹ ông bà Jewell Mae là cô giáo môn mỹ thuật tại trường phổ thông Bell Garden và cha ông Paul Eual Lasseter đồng điều hành một cửa hàng xe Chevrolet. John ảnh hưởng nhiều từ công việc của mẹ, bà Mae cũngthường xuyên mang bút màu, giấy vẽ thừa ở trường về và Lasseter bắt đầu vẽ vời những bức hoạt họa thậm chí trong khi đi làm thiện nguyện tại nhà thờ.

“Tôi yêu hoạt hình” – Lasseter cho biết. “Tôi có thể thức dậy thật sớm vào thứ 7, lấy một chén ngũ cốc và xem hoạt hình từ sáng”.Khi còn nhỏ ông thường chạy hối hả từ trường về nhà chỉ để xem bộ phim“Chuck Jones” trên tivi.Lên đến trung học, Lasseter đọc cuốn “Nghệ thuật hoạt hình”của Bob Thomas trong đó mô tả lịch sử hoạt hình hãng Disney và chuyện hậu trường phim “Sleeping Beauty – Người đẹp ngủ trong rừng”.Lasseter nhận ra rằng ông muốn tự tay làm những bộ phim hoạt hình sau khi đọc xong quyển sách. Năm 1963, ông xem tác phẩm “The Sword in the stone – Thanh gươm cắm trong tảng đá”của Disney và quyết định mình sẽ trở thành một nhà làm phim hoạt hình.

Lasseter ghi danh vào đại học Pepperdine nhưng ông nhanh chóng nghe về một chương trình đào tạo mới tại Học viện Mỹ Thuật California (Cal Art).Sau này mẹ ông đã gạt qua cú sốc bỏ học ở Pepperdine và ủng hộ Lasseter theo đuổi con đường của mình. Năm 1975, ông trở thành sinh viên năm 2 tại Cal Art chuyên ngành hoạt hình.Lasseter đã được 3 trong số 9 huyền thoại của hãng Disney chỉ dạy bao gồm Eric Larson, Frank Thomas và Ollie Johnston.Các bạn đồng lớp của ông sau này cũng trở thành những người nổi tiếng trong làng hoạt hình như Brad Bird, John Musker, Henry Selick và Tim Burton. Trong thời gian học, ông cũng làm 2 bộ phim hoạt hình ngắn là “Lady and the Lamp” (1979) và “Nitemare” (1980) đồng giành giải thưởng Hàn Lâm cho hạng mục phim hoạt hình do sinh viên thực hiện.

Và vẫn niềm đam mê ấy giữ John Lasseter với hoạt hình

Tốt nghiệp, Lasseter gia nhập công ty The Walt Disney trở thành thuyền trưởng tàu Jungle Cruise phục vụ trong khu giải trí Disneyland ở Anaheim, California.Rồi ông xin được vào làm tại xưởng sản xuất phim hoạt hình Walt Disney.Một công việc đáng mơ ước nhưng Lasseter cảm thấy có chút gì đó vẫn chưa thỏa mãn. Sau bộ phim “101 chú chó đốm”, tác phẩm mà ông cho là đã đạt đến đỉnh cao của sự thành công, hãng Disney bắt đầu nhận được những đánh giá từ giới phê bình phim vì sự đi xuống trong việc sáng tạo.

Những năm 1980 – 1981, Lassetertình cờ xem được một số đoạn băng trong đó có mô tả về phim hoạt hình có thể được làm bằng máy tính và mọi thứ trở nên rõ ràng hơn khi ông gặp hai người bạn là Jerry Rees và Bill Kroyer khi đó đang làm việc trong tác phẩm họat hình “Mickey’s Christmas Carol” của Walt Disney. Lasseter đã nhìn thấy từ đây một tiềm năng lớn cho việc phát triển công nghệ mới trong việc làm họat hình.Thời gian đó, các hãng phim đã sử dụng nhiều máy quay một lúc để tạo nên chiều sâu cho những bộ phim. Lasseter nhận ra rằng máy tính có thể sử dụng để làm các bộ phim trong không gian 3 chiều nơi các nhân vật hoạt hình có thể tương tác và tạo nên cái nhìn sống động mà chưa từng có bộ phim nào làm được.

Lasseter và Glen Keane (một trong những nhà làm phim hoạt hình của Walt Disney bấy giờ) nói về sự tuyệt vời khi làm một bộ phim hoạt hình trên nền tảng công nghệ máy tính. Ông cho Keane xem quyển sách “The Brave Little Toaster” do Thomas Disch là tác giả mà ông nghĩ rằng sẽ có thể chuyển thể thành phim. Keane đồng ý nhưng ban đầu họ thử nghiệm với một bộ phim ngắn, đó là tác phẩm “Where the Wild Things Are”. Khá hài lòng với kết quả, Lasseter, Kean và Thomas L. Wilhite đã đi đến thống nhất về một dự án mới trong đó Lasseter là người hào hứng nhất và cũng là nhân vật chủ chốt.

Lasseter và đồng nghiệp của ông những tưởng đã tiến lên một bước mới mà không hay biết về những gì đang diễn ra đằng sau. Trong buổi làm việc với người quản lý bộ phận phim hoạt hình Ed Hansen và chủ tịch của Disney studios Ron W. Miller, quyết định hủy bỏ dự án được đưa ra do không thấy lợi ích kinh tế trong việc pha trộn giữa cách làm phim hoạt hình truyền thống và máy tính. Chỉ vài phút sau cuộc gặp, Lasseter đã được triệu tập đến gặp Hansen nơi ông nhận quyết định thôi việc ở Walt Disney Studios.Cay đắng hơn, bộ phim “Brave Little Toaster” do Lasseter thai nghén sau đó vẫn được sản xuất dưới dạng 2D chiếu rạp và do bạn của ông là Jerry Rees đạo diễn. Một vết thương lòng lớn mà nhiều người đã nghĩ đến kịch bản rằng Lasseter sẽ bỏ hoạt hình.

Chắp cánh cho phim hoạt hình thế hệ mới và Pixar

Tuy bị sa thải, Lasseter vẫn giữ niềm tin rằnghoạt hình cần một cái gì đó để vươn lên đến tầm cao khác. Ông đã nghe về bộ phim mang tên Tron mà hãng Disney đang sản xuất sử dụng công nghệ mới dựa trên nền tảng máy tính.Lasseter sau đó đã có cơ hội nhìn lướt qua bộ phim ở trường đoạn có hình ảnh chiếc xe ánh sáng. “Đoạn cắt đã cuốn tôi đi trong đó, cánh cửa nhỏ mở ra trong tôi từ từ, tôi nhìn lại 1 lần nữa và nói: ‘Đây, đây chính là tương lai’”.

Lasseter từng có một vài mối quan hệ trong làng công nghiệp máy tính trong đó có Alvy Ray Smith và Ed Catmull tại bộ phận đồ họa của hãng Lucasfilm. Sau khi bị sa thải, Lasseter tham dự buổi gặp gỡ tại Queen Mary ở Long Beach nơi ông gặp và nói chuyện với Catmull. Trước khi kết thúc buổi tối, Lasseter đã có được thỏa thuận làm việc với Catmull cùng các đồng nghiệp trong một dự án mà sau này trở thành bộ phim họat hình ngắn làm bằng máy tính đầu tiên “The Adventures of André and Wally B”.

Catmull khi đó không có quyền thuê một người làm phim hoạt hình làm việc trong công tynên ông đã để Lasseter ở vị trí nhân viên thiết kế.Bộ phim đã vượt lên những gì Lasseter đã tưởng tượng trước khi gia nhập Lucasfilm.Ý tưởng đầu tiên của ông chỉ là thiết kế tất cả trên nền tảng của máy tính nhưng cuối cùng phim ngắn này lại kết hợp được cả các nhân vật thật diễn xuất để sau đó chuyển thể thành cử động của các nhân vật hoạt hình.

Cuộc ly hôn của chủ tịch George Lucas đã tốn khá nhiều tiền bạc và khiến Lucasfilm bị bán cho Steve Jobs – huyền thoại công nghệ vào năm 1986. Jobs đã biến Lucasfilm trở thành Pixar và ông nhanh chóng nhìn ra một Lasseter với vai trò quan trọng của một đạo diễn phim hoạt hình cũng như giám đốc sản xuất.

Trong hơn một thập kỉ tiếp theo, hãng Pixar tọa lạc tại Point Richmond, California đã dẫn đầu công nghệ họat hình trong cả kỹ thuật chuyên môn và nghệ thuật thẩm mĩ. Lasseter đã đạo diễn bộ phim ngắn đầu tay của hãng là “Luxor, Jr” năm 1986 với hình ảnh chiếc đèn bàn và đứa con sớm phát triển của nó. 2 năm sau đó một bộ phim ngắn tiếp theo là “Tin Toy” cũng do Lasseter đạo diễn kể về câu chuyện của một đứa trẻ nghịch ngợm và món đồ chơi rụt rè. Bộ phim đã làm nên lịch sử khi trở thành bộ phim hoạt hình làm bằng máy tính đầu tiên giành giải thưởng của ViệnHàn Lâm và cũng càng khẳng định hơn tình yêu của Lasseter với đồ chơi. Ông vẫn còn giữ trọn vẹn bộ xe ô tô Hot Wheels từ khi còn nhỏ và sau này là cảm hứng cho hai bộ phim Toy Story và Cars.

Cánh cửa mới từ Toy Story

Toy Story, bộ phim hoạt hình chiếu rạp đầu tiên được sản xuất bằng máy tính đã ra đời không lâu sau đó (1995) và mở toang cánh cửa cho hoạt hình thế hệ mới.Pixar trở thành cái tên được nhiều người nhắc đến và học tập. Toy Story chiếm lĩnh các phòng vé và rạp chiếu phim, những nhà phê bình đánh giá cao bộ phim và Lasseter đi vào lịch sử của hoạt hình thế giới theo cách không thể tuyệt vời hơn. Lasseter biết mình đã làm được một điều gì đó nhưng ông không biết mức độ của nó đến khi tình cờ quá cảnh tại một sân bay. “Con trai tôi gọi và chỉ tay về phía một cậu bé 4 tuổi đang đi cùng với mẹ. Gương mặt cậu bé đầy vui sướng bởi trên tay cậu là anh chàng cao bồi Woddy (nhân vật chính trong Toy Story). Tôi nhận ra rằng, hoạt hình có thể chạm đến đáy con tim mọi người!”. Với Toy Story, Lasseter đã không chỉ giới thiệu với thế giới những đồ chơi như anh chàng cao bồi, gia đình Đầu Khoai Tây, nhà du hành Buzz Lightyear hay anh lính xanh…mà đó còn là một cột mốc quan trọng, bộ phim hoạt hình chiếu rạp đầu tiên làm bằng máy tính.

Nhưng Toy Story không chỉ là công nghệ, đó là một câu chuyện có kết cấu chặt chẽ về nhân vật và được kể lại bằng những hình ảnh máy tính.John Lasseter luôn chú ý đến nền tảng chính của bộ phim đó là nội dung kịch bản.“Bạn không thể làm một bộ phim toàn là hình, mà những hình ảnh ấy phải toát lên câu chuyện của các nhân vật”. 350 triệu USD tiền thu được từ các phòng vé và thành công vang dội của bộ phim đã mang đến cho Lasseter tượng vàng Oscar cho thành tựu đặc biệt với “Toy Story”.

Lasseter bắt đầu bay bổng với những bộ phim mới như“Bug’s Life” trong vai trò đạo diễn và những hợp đồng ký kết giữa Disney và Pixar.Gần 30 năm gắn bó với phim hoạt hình, Lasseter đã đạo diễn 5 bộ phim chiếu rạp (Toy Story, Bug’s Life, Toy Story 2, Cars và Cars 2), ông đồng thời là giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo cho hơn 30 bộ phim chiếu rạp của Pixar từ 1986 đến nay với vô số các để cử và giải thưởng của Viện Hàn Lâm như Finding Nemo, Ratatouille, WALL-E, Up,…

Ngày 1 tháng 11 năm 2011, Lasseter vinh dự được đặt ngôi sao có tên mình trên đại lộ danh vọng ở Hollywood California, một phần thưởng xứng đáng cho những gì ông đã cống hiến cho nghệ thuật hoạt hình thế giới. Nhưng Lasseter vẫn chưa ngừng hoạt động, các bộ phim do ông sản xuất vẫn đang tiếp tục được thai nghén như Planes, Monsters University dự định sẽ ra mắt năm 2013. Hãy cùng chờ Lasseter và các đồng nghiệp đưa con thuyền hoạt hình đến bến bờ nào nhé!

John Lasseter tên đầy đủ là John Alan Lasseter

Sinh ngày 12 tháng 1 năm 1957

Nhà làm phim hoạt hình, đạo diễn, giám đốc sáng tạo, giám đốc sản xuất của Pixar và Walt Disney Amnimation Studios từ năm 1978 đến nay. Ông đồng thời là tư vấn sáng tạo chính của Walt Disney Imagineering.

John Lasseter là một trong số ít đạo diễn hoạt hình giành được 2 giải thưởng Oscar của Việt Hàn Lâm cho Tin Toy và Toy Story.Ngoài ra ông còn có rất nhiều đề cử khác trong hạng mục phim hoạt hình như Monsters, inc (2001), Cars (2006),…Ông cũng giành giải cống hiến cho những đóng góp của mình trong liên hoan phim Austin năm 2011.

An Nam