Rạng san hô Great Barrier nằm ở phía đông bắc nước Úc.
Đây là rạn san hô được cho là đơn thể lớn nhất thế giới. Trên thực tế nó được hình thành từ hàng triệu sinh vật nhỏ, là những polyp san hô. Năm 1981 rạn san hô này đã được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Theo công viên hải dương rạn san hô Great Barrier, cấu trúc đá san hô ngầm đang sinh sống hiện nay đã bắt đầu phát triển trên một nền địa chất cũ khoảng 18.000 năm trước. Học viện Hải Dương Học Úc cho rằng sự kiện tại thời gian của giai đoạn Tối Chung Băng Kỳ. Quanh thời điểm đó, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 120m. Vùng đất đã hình thành ra thể nền của rạn san hô này là một vùng đồng bằng ven biển với những ngọn đồi lớn.
Theo các kết quả nghiên cứu cho biết, cấu trúc đá ngầm san hô ở đây có độ tuổi khoảng 6000 – 8000 năm. Đây là khu vực đa dạng về sinh học, bao gồm cả nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng và đang gặp nguy hiểm, ở đây có 30 loài cá voi, cá heo, kể cả loài cá voi Dwarf Minke, cá heo Indo-Pacific
Humpbach và cá voi Humpbach. Một lượng lớn dân số cá nược cũng sinh sống ở đây. Sáu loài rùa biển đã đến rạn sinh hô để gây giống.
Rặng san hô này là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật.
Tại đây còn có 5000 loài động vật thân mềm, có cả loài trai khổng lồ, nhiều loài Nudibranch và ốc sên vỏ hình nón, 17 loài rắn biển. Hơn 1500 loài cá, có cả Clownfish, Red Bass, Red-Throat Emperor và nhiều loài cá Snapper và cá hồi san hô. 400 loài san hô kể cả san hô cứng và san hô mềm. Có 15 loài cỏ biển ở gần rạn san hô thu hút cá nược và rùa biển. 500 loài cá đại dương hoặc tảo biển. Loài sứa Irukandji cũng sinh sống.
Theo dulichvtv.com